Với sự gia tăng đáng kinh ngạc của sự phát triển ứng dụng di động trong thập kỷ qua, iOS và Android đã trở thành những hệ điều hành hàng đầu. Điều này dẫn đến sự trỗi dậy của toàn bộ ngành công nghiệp với một số framework cho phép các nhà phát triển xây ứng dụng di động. Flutter là thành viên mới nhất trong số các framework phát triển di động. Hãy cùng VTS đi tìm hiểu nó bằng bài viết dưới đây nhé!

    Flutter là gì?

    Flutter là gì

    Flutter là gì?

    Flutter là bộ công cụ phát triển triển giao diện phần mềm người dùng được Google phát triển, Flutter được sử dụng để phát triển các ứng dụng di động đa nền tảng như iOS, Android, MacOS, Linux, Google Fuchisia và web trên một ngôn ngữ lập trình duy nhất.

    Flutter gồm 2 thành phần quan trọng:

    • Một SDK (Software Development Kit): Một bộ sưu tập các công cụ sẽ giúp bạn phát triển các ứng dụng của mình. Điều này bao gồm các công cụ để biên dịch mã của bạn thành mã máy gốc (mã cho iOS và Android).
    • Một Framework (UI Library based on widgets): Một tập hợp các thành phần giao diện người dùng (UI) có thể tái sử dụng (button, text inputs, slider, v.v.) giúp bạn có thể cá nhân hóa tùy theo nhu cầu của riêng mình.

    Lịch sử hình thành Flutter?

    Lịch sử hình thành Flutter

    Lịch sử hình thành Flutter

    Flutter được ra mắt lần đầu năm 2015 và chính thức phát hành vào tháng 5/2017. Cho đến nay, Flutter được biết đến với khá nhiều các phiên bản: 

    • Phiên bản đầu tiên của Flutter được biết đến với tên gọi "SKY" và chạy trên hệ điều hành Adroid. Fultter được ra mắt lần đầu tại hội nghị thượng đỉnh các nhà phát triển Dart năm 2015.
    • Tháng 5/2020 bộ công cụ phát triển phần mềm Dart (SDK) phiên bản 2.8 và Flutter 1.17/0 đã được phát hành bổ sung thêm bộ hỗ trợ Metal API giúp cải thiện 50% hiệu suất trên thiết bị IOS.
    • Phiên bản Flutter 2.0 được phát hành vào tháng 2/2021 trong một sự kiện trực tuyến Flutter Engage. Phiên bản mới này chính thức hỗ trợ phát triển ứng dụng trên Web, Windows, MACOS và Linux. Flutter 2.0 sử dụng Dart 2.0 giúp ứng dụng an toàn hơn.
    • Phiên bản Flutter 2.5 và Dart 2.14 được phát hành bởi Google vào tháng 9/2021, phiên bản này đã cải tiến chế độ toàn màn hình của Adroid và phiên bản Material Design mới nhất của Google có tên là Material You.
    • Phiên bản Flutter 3 và Dart 2.17 được Google công bố vào Tháng 5/2022. Phiên bản này đã nâng cấp hỗ trợ 6 nền tảng bao gồm hỗ trợ ổn định cho Linux và macOS trên cả bộ vi xử lý Intel và Apple Silicon. 

    Tại sao nên sử dụng Flutter ?

    tại sao nên sử dụng flutter

    Tại sao nên sử dụng Flutter?

    Mỗi công nghệ mới đều có những lợi thế riêng giúp chúng ta bằng cách này hay cách khác. Chúng ta hãy xem xét một số ưu điểm của Flutter để biến nó thành SDK thân thiện với nhà phát triển.

    • Flutter giúp phát triển ứng dụng nhanh chóng: Tính năng "hot reload" của nó giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng thử nghiệm, xây dựng giao diện người dùng, thêm tính năng và sửa lỗi nhanh hơn. Trải nghiệm tải lại lần thứ hai, mà không làm mất trạng thái, trên emulator, simulator và device cho iOS và Android.
    • Bộ UI đẹp và biểu cảm: Thỏa mãn người dùng của bạn với các widget built-in đẹp mắt theo Material Design và Cupertino (iOS-flavor), các API chuyển động phong phú, scroll tự nhiên mượt mà và tự nhận thức được nền tảng.
    • SDK native: làm cho ứng dụng trở lên sống động với API của platform, SDK của bên thứ ba và native code, bạn cũng có thể sử dụng lại các mã Jave, Swift, Objc của bạn và truy cập các tính năng SDK native trên iOS và Android.
    • Phát triển ứng dụng thống nhất: Flutter có các công cụ và thư viện để giúp bạn dễ dàng đưa ý tưởng của mình vào cuộc sống trên iOS và Android. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm phát triển trên thiết bị di động, thì Flutter là một cách dễ dàng và nhanh chóng để xây dựng các ứng dụng di động tuyệt đẹp. Nếu bạn là một nhà phát triển iOS hoặc Android có kinh nghiệm, bạn có thể sử dụng Flutter cho các View của bạn và tận dụng nhiều code Java / Kotlin / ObjC / Swift hiện có của bạn.
    • Framework hiện đại: Dễ dàng tạo giao diện người dùng của bạn với framework hiện đại của Flutter và tập hợp các platform, layout và widget phong phú. Giải quyết các thách thức giao diện người dùng khó khăn của bạn với các API mạnh mẽ và linh hoạt cho 2D, animation, gesture, hiệu ứng và hơn thế nữa. 

    Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được thêm kiến thức về Fultter! Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì cần hỗ trợ tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ với VTS tại đây

    --------------

    Bài tiếp theo >> Ứng dụng Flutter đầu tiên “Hello Word”