App mobile là cái tên quá quen thuộc trong giới công nghệ và đang cực kỳ nổi tiếng trong giới kinh doanh. Bởi đây là một công cụ được thiết kế hoạt động trên smartphone đang đem lại tiện ích và doanh thu cực tốt cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để thiết kế ứng dụng mobile chuẩn chỉnh không xảy ra sai xót? Hãy cùng VTSoft đi tìm hiểu bằng bài viết dưới đây nhé!
Chọn lựa nhà phát triển mobile app như thế nào?
Khi đi đến quyết định tạo app mobile cho riêng Doanh nghiệp của mình, bạn sẽ thường có 2 hướng lựa chọn sau đây.
Việc phát triển và xây dựng mobile app cần một đội ngũ lập trình chuyên nghiệp với nhiều bộ phận liên quan. Trên thị trường có nhiều công ty phần mềm nhận thực hiện dịch vụ thiết kế app theo yêu cầu.
Với cách này, bạn được thiết kế app bán hàng với các tính năng theo yêu cầu của Doanh Nghiệp. Bạn chỉ phải trả chi phí phát triển trọn gói 1 lần duy nhất.
Ưu điểm của các thiết kế này là ứng dụng di động sẽ có các tính năng riêng biệt phù hợp đặc điểm của từng Doanh nghiệp. Tuy nhiên cách thức này có nhược điểm là thời gian triển khai cho đến khi hoàn thành ứng dụng khá lâu, từ vài tuần đến vài tháng.
Nhược điểm của hình thức này là bạn không được chọn các mẫu giao diện ứng dụng có sẵn mà thường phải phải phát triển xây dựng từ đầu theo yêu cầu của Doanh nghiệp. Ngoài ra khi thiết kế ứng dụng trọn gói theo yêu cầu có giá cả hơi cao.
Hình thức này được một số công ty phần mềm triển khai trên thị trường và được nhiều cá nhân, doanh nghiệp có ngân sách thấp ưa chuộng. Gọi là thuê ứng dụng di động vì ứng dụng được phát triển theo dạng dịch vụ và bạn sẽ trả phí sử dụng ứng dụng theo từng năm.
Các ứng dụng di động dạng này thường được thiết kế với một số tính năng cố định ban đầu. Bạn không thể yêu cầu thay đổi hay thiết kế app điện thoại với các tính năng riêng cho Doanh nghiệp của bạn. Ưu điểm của phương pháp này thời gian triển khai ứng dụng nhanh chóng, chỉ hơn 1 tuần.
Bạn có thể chọn các mẫu giao diện được thiết kế sẵn hoặc nhanh chóng thay đổi giao diện ứng dụng theo ý thích của mình. Ứng dụng dễ dàng được bảo trì, cập nhật và bổ sung tính năng. Ưu điểm lớn nhất của hình thức thiết kế ứng dụng di động này là giá cả khá rẻ và phù hợp nhiều đối tượng khách hàng.
Quy trình thiết kế ứng dụng mobile chuẩn cho doanh nghiệp
Trước khi bắt đầu bắt tay vào làm một dự án thiết kế ứng dụng mobile doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ cũng như phân khúc của mình hướng tới như thế nào? Thị trường, tệp khách hàng tiềm năng muốn tiếp cận ra sao? App mobile này dành cho ai? Độ tuổi nào? Hành vi mua hàng của họ là gì? Việc nắm rõ những điều trên giúp doanh nghiệp vạch rõ được con đường phát triển sau này, đồng thời định hướng thiết kế và phát triển ứng dụng mobile app sát với mong muốn nhất.
Khi trả lời được tất cả những điều trên, việc bạn cần làm tiếp theo là đưa ra những yêu cần cần thiết để đơn vị phát triển app mobile tiến hành triển khai dự án.
Wireframe còn được gọi với tên khác là cấu trúc dây hay khung xương. Wireframe cho phép nhà quản trị của doanh nghiệp hình dung được giao diện của app mobile mình đang phát triển. Để hoàn thành wireframe, lập trình viên sẽ phác thảo giao diện và chức năng của nó.
Thiết kế giao diện Front-end là việc dùng các ngôn ngữ như HTML, CSS, hay Javascript để hoàn thiện giao diện ứng dụng di động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Thiết kế trên đa dạng ở các hệ điều hành, phổ biến nhất là thiết kế app IOS và thiết kế app Android. Front-end này sẽ dựa vào những bản thiết kế từ bộ phần Design đã được doanh nghiệp duyệt.
Sau giai đoạn front-end hoàn tất. Các lập trình viên sẽ bước vào giai đoạn coding backend app. Việc này đòi hỏi phải có những chức năng có sẵn, định hình ngay từ ban đầu khi thống nhất thiết kế – phát triển ứng dụng mobile app của bạn cần những logic cụ thể như thế nào. Giai đoạn này khá quan trọng sau khi đã có sẵn front-end.
Các lập trình viên sẽ thiết lập cơ cấu bên máy chủ của ứng dụng (cloud/backend) và tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu. Ở đây, máy chủ sẽ lưu trữ source code của ứng dụng cùng với dữ liệu của ứng dụng.
Phát triển API
Phát triển API cho phép giao diện ứng dụng, ứng dụng và cơ sở dữ liệu phía máy chủ kết nối với nhau. Nói dễ hiểu hơn thì API là công cụ dữ liệu giao diện người dùng đổ về App Mobile. Từ đó người dùng có thể tương tác với chúng.
=> Xem thêm: Tại sao phải xây dựng Api cho Mobile App
Các nhân viên kiểm thử phần mềm sẽ thử nghiệm app mobile trên đa dạng các nền tảng khác nhau nhằm soát lỗi gửi cho coder sửa và đảm bảo ít xảy ra lỗi nhất trên hệ điều hành.
Các lập trình viên sẽ triển khai ứng dụng server-side lên máy chủ/ cloud.
Sau khi kết thúc mọi giai đoạn phía trên, doanh nghiệp của bạn phải cần đưa ứng dụng của mình lên trên các cửa hàng ứng dụng như Google play hay Apple store. Việc triển khai các ứng dụng lên các kho ứng dụng, đòi hỏi bạn phải có tài khoản trên cửa hàng. Trường hợp chưa có tài khoản thì bạn có thể tự đăng ký.
Cuối cùng đơn vị phát triển app mobile sẽ bàn giao và nghiệm thu sản phẩm với doanh nghiệp. Sau khi hai bên đã thỏa thuận xong xuôi, bên phát triển phần mềm sẽ chuyển toàn bộ source và quyền quản lý ứng dụng cho doanh nghiệp.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ của quy trình thiết kế app mobile. Mong rằng, bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hay cần thiết kế ứng dựng mobile hãy liên hệ ngay với VTSoft nhé!
HOTLINE: 024 3636 0326
Bài tiếp theo: Bảo hành - Nghiệp vụ quan trọng với doanh nghiệp
21/01/2025
24/12/2024
22/08/2024
15/08/2024
08/08/2024
22/08/2021
30/08/2021
14/10/2022
24/10/2022
19/08/2021
Khám phá sự khác biệt với phần mềm quản trị doanh nghiệp hàng đầu! Đăng ký ngay để sử dụng phần mềm miễn phí.
Nhanh tay đăng ký để được tư vấn dịch vụ miễn phí và tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn!