Thuật toán Google ra đời với nhiệm vụ cải thiện kết quả cho mỗi truy vấn đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng, và trừng phạt các website kém chất lượng, spam không tuân theo các nguyên tắc chất lượng.

    Google tuyên bố sẽ cập nhật thuật toán tìm kiếm của mình vài nghìn lần mỗi năm. Đa phần là các cập nhật nhỏ lẻ khiến chúng ta không mấy chú ý. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, Google lại đưa ra một thay đổi rất cơ bản, đến mức khiến SEOer phải định hướng cách làm SEO theo hướng mới hoàn toàn.

    Trong bài viết này VTSOFT sẽ tổng hợp 9 thuật toán lõi quan trọng nhất của Google giúp bạn tham khảo để tối ưu site của mình hiệu quả hơn.

    Thuật toán Google là gì ?

    Nhưng có lẽ một số bạn mới ở đây còn chưa biết thuật toán Google là gì và tại sao thuật toán Google lại quan trọng khi làm SEO đến vậy. VTSOFT định viết một bài riêng nhưng thôi cứ gom hết vào một bài cho các bạn tiện theo dõi. Đọc tiếp để tìm hiểu nhé !

    Thuật toán Google là gì ?

    Thuật toán của Google là một hệ thống phức tạp được sử dụng để truy xuất dữ liệu từ chỉ mục tìm kiếm của nó và ngay lập tức cung cấp kết quả tốt nhất có thể cho một truy vấn. Công cụ tìm kiếm sử dụng kết hợp các thuật toán và nhiều tín hiệu xếp hạng để cung cấp các trang web được xếp hạng theo mức độ liên quan trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

    Trong những năm đầu thành lập, Google chỉ thực hiện một số bản cập nhật cho các thuật toán của mình. Giờ đây, Google thực hiện hàng nghìn thay đổi mỗi năm.

    Tại sao cần hiểu thuật toán Google

    Hiểu được phương thức hoạt động của những thuật toán Google là vô cùng quan trọng với mỗi người quản trị website. Trong việc phát triển nội dung trang web, bạn cần nắm được những nguyên tắc hoạt động cơ bản của công cụ tìm kiếm Google để việc vận hành website thuận lợi, không mắc phải những vi phạm Google tạo ra gây ảnh hưởng đến quá trình chạy website.

    Google luôn có những thay đổi cập nhật nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng, đưa ra những kết quả phù hợp nhất. Do vậy bạn nên tìm hiểu kỹ thuật toán, và hãy nhớ Google ngày càng trở nên thông minh nên đừng cố gắng đánh lừa, những việc làm này khi bị phát hiện thì không tránh khỏi các hình phạt.

    Vì vậy hãy dành tất cả nỗ lực của bạn để làm khách hàng, độc giả của bạn yêu mến bạn khi đó Google sẽ yêu quý bạn.

    Thuật toán Google trong tìm kiếm

    Các thuật toán Google tìm kiếm là những thuật toán cơ bản được thiết kế hỗ trợ việc tìm kiếm của người dùng. Thuật toán này điều chỉnh kết quả cho mỗi từ khóa tìm kiếm khác nhau. Dù chỉ là thay đổi nhỏ như lỗi đánh máy, hay cách sắp xếp trật tự từ, các thuật toán này cũng đưa người dùng đến những kết quả khác nhau.

    Thuật toán Google trong tìm kiếm

    Thuật toán tìm kiếm ngày càng được nâng cấp thay đổi, cho thấy những nỗ lực của Google trong cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, đưa ra những kết quả phù hợp hơn cho mỗi user khác nhau, dựa trên những yếu tố như lịch sử trình duyệt hay các nhân tố khác. Nắm được nguyên lý của các thuật toán này giúp website của bạn có được thứ hạng cao hơn trên thanh tìm kiếm.

    Thuật toán Google đối với SEO

    Thay vì tập trung vào quảng cáo, nhiều nhà phát triển chú trọng vào SEO nội dung website, nhằm đưa trang web đến gần hơn với người dùng. Trước đây, thuật toán Google chủ yếu quyết định thứ hạng trang dựa theo từ khóa, điều mà công cụ SEO làm rất tốt.

    Thuật toán Google đối vói SEO

    Nhiều năm trước đây, chúng ta từng giả định thuật toán Google sẽ “ưu ái” hơn khi nội dung đăng tải sử dụng nhiều keyword chính, tuy nhiên điều đó đã không còn đúng khi các thuật toán này phát triển. SEO mũ đen, lạm dụng từ khóa là những chiến lược có thể bị các thuật toán Google phát hiện, hậu quả gây ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn.

    Các thuật toán Google cốt lõi

    Google Panda

    Google Panda

    Ngày ra mắt: tháng 24/2/2011

    Định nghĩa: Google Panda là thuật toán Google tạo ra nhắm đến chất lượng nội dung trang web. Những trang web chất lượng sẽ được gia tăng thứ hạng tìm kiếm, trong khi những website có nội dung chất lượng thấp có thể bị loại bỏ trên công cụ tìm kiếm Google.

    Yếu tố nguy hại:

    • Nội dung sơ sài: Các trang web với nội dung không phù hợp, thiếu xác đáng, ít thông tin, ít nguồn.
    • Nội dung sao chép: Các nội dung bị sao chép trên Internet nhiều hơn một lần, hoặc bị lặp lại trên website của bạn quá nhiều lần (ví dụ như trang web bán hàng chứa các trang có mô tả các sản phẩm giống nhau, chỉ khác biệt về giá cả).
    • Nội dung chất lượng kém: Các website có nội dung không giá trị cho người dùng bởi thiếu hụt thông tin sâu.
    • Trang web thiếu uy tín, thẩm quyền: Một số trang web bị đánh dấu do nguồn thông tin không rõ ràng.
    • Content farming: Trang web chứa nhiều nội dung tổng hợp, sao chép từ nhiều website khác chỉ với mục đích tăng thứ hạng trang.
    • Nội dung tự tạo chất lượng thấp: Các nội dung mắc lỗi chính tả, quá ngắn.
    • Tỷ lệ nội dung quảng cáo lớn: Các trang web được tạo nên nhằm chạy quảng cáo với tỷ lệ nội dung quảng cáo lớn hơn nội dung thường.
    • Website bị chặn bởi người dùng: Một số trang bị chặn trực tiếp bởi người dùng trên công cụ tìm kiếm bằng công cụ Chrome browser extension cho thấy trang có nội dung kém, spam.
    • Nội dung không khớp với từ khóa tìm kiếm: Nội dung không phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
    • Nhồi nhét từ khóa: Cố tình chèn thật nhiều từ khóa trong bài viết

    Dấu hiệu nhận biết: Traffic giảm dần hàng tháng hoặc giảm đột ngột

    Cách khắc phục:

    • Audit nội dung website để lọc ra những content mỏng và kém chất lượng.
    • Cải thiện hoặc loại bỏ những content đó
    • Sử dụng kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical
    • Không ngừng nâng cao chất lượng tổng thể website ( chất lượng nội dung, trải nghiệm người dùng,...)
    • Kiểm tra Tilte hoặc H1 xem có bị trùng giữa các trang với nhau không

    Công cụ hỗ trợ:

    • Screaming Frog
    • Audit Website của Power Suit'
    • CopySpace
    • Siteliner

    Google Penguin

    Google Penguin

    Ngày ra mắt: tháng 24/4/2012

    Định nghĩa: Google Penguin (đầy đủ là Google Penguin Algorithm) là một thuật toán chống spam của Google, được tạo ra nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi spam backlink (Link Schemes) và nhồi nhét từ khóa (Keyword Stuffing) để tăng nhanh thứ hạng website mình trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm tự nhiên. ( Theo https://vietmoz.net/tag/google-penguin/ )

    Yếu tố nguy hại:

    • Link liên kết: Thao túng, mua bán backlink từ những website kém uy tín, tạo nên sự phổ biến “ảo” nhằm nâng cao giá trị website, qua mắt Google đẩy thứ hạng web sẽ bị Penguin “sờ gáy”. Các đường link dẫn thiếu tự nhiên, có nội dung không khớp với mô tả đường dẫn từ bên thứ ba có thể bị Penguin đánh dấu spam.
    • Lạm dụng từ khoá: Sử dụng số lượng lớn từ khóa hay lặp đi lặp lại từ khoá nhằm thao túng xếp hạng tìm kiếm sẽ có thể bị Penguin để ý.

    Dấu hiệu nhận biết: Organic traffic và thứ hạng 1 nhóm từ khóa nhất định bị giảm đột ngột không báo trước.

    Cách khắc phục: 

    • Loại bỏ bất kỳ liên kết không tự nhiên (unnatural links) nào trong tầm kiểm soát của bạn, bao gồm các liên kết bạn tự xây dựng hoặc các liên kết bạn có trên website của bên thứ ba do bạn chủ động thực hiện thông qua trung gian
    • Dùng công cụ disavow links để loại bỏ các liên kết spam đối với những liên kết nào mà bạn không có quyền tự chủ
    • Đánh giá lại nội dung trên website để khắc phục vấn đề liên quan đến tối ưu hóa quá mức (over-optimization), đảm bảo rằng từ khóa xuất hiện tự nhiên thay vì được sử dụng theo kiểu tự động hóa, lặp đi lặp lại hoặc không đem đến ý nghĩa trên trang.

    Google HummingBird

    Google HummingBird

    Ngày ra mắt: 30/08/2013

    Định nghĩa: Google HummingBird là thuật toán Google với mục đích hiểu ngữ nghĩa từ khóa và truy xuất ra kết quả liên quan nhất đến người dùng với tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh.

    Cách thức hoạt động: Thuật toán hummingbird dựa trên 2 yếu tố chính để có thể hoạt động hiệu quả đó là:

    • Sơ đồ tri thức ( Knowledge graph )
    • Ngữ nghĩa từ khóa ( semantic search )

    Dấu hiệu nhận biết:

    Một trong những mục đích chính của Hummingbird là chuyển tìm kiếm ngữ nghĩa từ một khái niệm thành hiện thực - và một trong những mục đích cuối cùng sẽ trở thành tiêu chuẩn tìm kiếm.

    Google Pirate

    Google Pirate

    Ngày ra mắt: 8/2012 - Cập nhật: 10/2014

    Định nghĩa: Google Pirate là thuật toán Google giúp bảo vệ bản quyền nội dung, quyền sở hữu trí tuệ trên internet. Từ đó loại bỏ các nội dung không thuộc bản quyền hoặc nội dung sao chép.

    Google Pirate được ra mắt để bảo vệ Sở hữu trí tuệ. Nó đã phạt những trang web nhận được báo cáo Vi phạm bản quyền. Phần lớn các trang web bị ảnh hưởng là nội dung vi phạm bản quyền (âm nhạc, phim, v.v.).

    Dấu hiệu nhận biết:

    • Làm thay đổi thứ hạng website
    • Xóa trang vi phạm khỏi công cụ tìm kiếm

    Google Pigeon

    Google Pigeon

    Ngày ra mắt: 24/7/2014

    Định nghĩa: Pigeon là một thuật toán của Google về việc cung cấp thông tin địa phương một cách tối ưu hơn, cải thiện các thông số xếp hạng dựa trên khoảng cách và vị trí. ( Theo https://moz.com/learn/seo/google-pigeon )

    Nôm na là để cung cấp kết quả tìm kiếm địa phương phù hợp hơn.

    Cách thức hoạt động:

    Google Pigeon Update cung cấp kết quả chính xác, phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng và các yếu tố địa lý khác. Do SEO địa phương này trở nên nổi bật và Google Doanh nghiệp trở thành một thành phần thiết yếu cho thấy các thực thể trên bản đồ dựa trên ba yếu tố.

    • Sự liên quan
    • Khoảng cách tìm kiếm
    • Nổi tiếng (Prominence)

    Vì vậy, NAP (tên, địa chỉ và số điện thoại) tính nhất quán là yếu tố chính để có lợi thế hơn đối thủ của bạn. 

    Một số cập nhật của Pigeon có thể kể đến như:

    • Kết nối sâu hơn thuật toán tìm kiếm địa phương với thuật toán website truyền thông nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm và hiển thị. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp địa phương tối ưu trang web, xây dựng giao diện hiển thị rõ ràng nhằm cạnh tranh xếp hạng.
    • Phạm vi, bán kính tìm kiếm được thu hẹp ưu tiên những địa điểm kinh doanh gần nhất. Bản đồ định vị thu hẹp khiến không ít doanh nghiệp bị đẩy ra ngoài vùng gợi ý.
    • Từ hiển thị 7 kết quả tìm kiếm, hiện tại Google chỉ cho hiển thị 3 kết quả địa điểm

    Mobile Friendly

    Mobile Friendly

    Ngày ra mắt: 21/4/2015

    Định nghĩa: Mobile Friendly là một thuật toán của Google để xếp hạng website trên các kết quả tìm kiếm. Mobile Friendly dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Thân thiện với điện thoại di động”.

    Ưu điểm:

    • Có khả năng chạy tốt trên mọi thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng…
    • Cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn khi lướt web
    • Mọi đối tượng khách hàng đều có thể truy cập vào website của bạn một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn
    • Lượng xem trang trên website nhiều và ổn định do giờ đây đã có nhiều hơn một thiết bị có thể truy cập vào website của bạn.
    • Cơ hội đưa website lên top các trang công cụ tìm kiếm
    • Gia tăng tỉ lệ đơn hàng và lợi nhuận

    Google RankBrain

    Google RankBrain

    Ngày ra mắt: 26/10/2015

    Định nghĩa: RankBrain là một trong những thuật toán cốt lõi của Google, sử dụng trí tuệ nhân tạo Machine Learning (quá trình mà máy tính được dạy cách tự thực hiện một nhiệm vụ cụ thể) để xác định kết quả phù hợp nhất cho các truy vấn của công cụ tìm kiếm.

    (Theo https://moz.com/learn/seo/google-rankbrain).

    Thuật toán RankBrain là một thuật toán học máy phức tạp, chúng ngày càng cải tiến, đưa ra những kết quả phù hợp hơn bằng một quá trình lâu dài học hỏi dữ liệu từ người dùng và từ khoá.

    Cách thức hoạt động:

    • Hiểu các truy vấn tìm kiếm (từ khóa)
    • Đo lường cách mọi người tương tác với kết quả (sự hài lòng của người dùng)

    Yếu tố nâng cao thứ hạng trang

    • Từng từ khóa khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau trong việc ưu tiên xếp hạng, với những từ khóa liên quan đến tra cứu kiến thức, nội dung cần phải sâu, có nguồn chính thống, với những từ khóa như cập nhật thiên tai thì cần mới, xác thực.
    • Uy tín của website cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng, hãy xây dựng uy tín một cách tự nhiên, chú trọng vào đào sâu chủ đề chính bao phủ toàn bộ web nhằm phục vụ người dùng tìm kiếm từ khóa đó.
    • Sử dụng đa dạng từ khóa cho nội dung thay vì SEO truyền thống sử dụng lặp lại một từ khóa nhất định với nhiều biến thể tương đồng.

    Google Possum

    Google Possum

    Ngày ra mắt: 1/9/2016

    Định nghĩa: Theo Moz.com thì Google Possum là thuật toán tìm kiếm chưa được Google xác nhận, nhắm đến các tìm kiếm địa phương: Xử lý các doanh nghiệp trùng lặp địa chỉ, cung cấp dịch vụ tương tự nhau. Đối thủ cạnh tranh có địa chỉ gần người tìm kiếm hơn. ( https://moz.com/learn/seo/google-possum )

    Cách thức hoạt động:

    • Thay đổi 64% các xếp hạng tìm kiếm địa phương
    • Lọc ra doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ trương tự nằm ở cùng một địa chỉ

    Tối ưu SEO:

    • Tạo địa chỉ doanh nghiệp rõ ràng
    • Sử dụng từ khóa khéo léo

    Đối tượng cần lưu ý:

    • Giới hạn các doanh nghiệp ngoài thành phố.
    • Các địa điểm kinh doanh riêng biệt tại cùng địa chỉ như là các doanh nghiệp tương tự.
    • Hai hoặc nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu cùng một công ty

    Google Fred

    Google Fred

    Ngày ra mắt: 8/3/2017

    Định nghĩa: Google Fred là một bản cập nhật thuật toán nhằm vào các chiến thuật mũ đen gắn liền với việc kiếm tiền từ quảng cáo, với nội dung có giá trị thấp và ít lợi ích cho người dùng. ( Theo https://www.bluecorona.com/faq/what-is-google-fred-algorithm-update/ ).

    Yếu tố nguy hại :

    • Sự có mặt của các quảng cáo rất lớn
    • Nội dung (thường ở dạng blog) tất cả các chủ đề được tạo cho mục đích xếp hạng
    • Nội dung có quảng cáo hoặc các liên affiliate (kiếm hoa hồng) lan rộng trong suốt và chất lượng nội dung thấp hơn các trang web cụ thể của ngành
    • Quảng cáo lừa đảo (trông giống như nút tải xuống hoặc phát để lừa ai đó nhấp vào)
    • Nội dung mỏng, kém giá trị
    • UX – Trải nghiệm người dùng kém
    • Các vấn đề Mobile
    • Thiết lập liên kết tấn công (Aggressive)
    • Kiếm tiền từ Aggressive

    Đối tượng:

    • Các trang web lạm dụng biểu ngữ, cửa sổ bật lên và các loại quảng cáo khác
    • Các trang web chứa các bài viết chủ yếu được viết cho robot công cụ tìm kiếm để tạo lưu lượng truy cập
    • Các trang web với rất nhiều liên kết ngoài

    Cách khắc phục:

    • Giảm số lượng quảng cáo trên trang web của bạn
    • Xem lại hướng dẫn chất lượng tìm kiếm của Google (QRG) và theo dõi chúng thường xuyên
    • Xem lại vị trí của quảng cáo trên trang web. Chúng có tác động xấu tới trải nghiệm người dùng?
    • Xem xét trải nghiệm người dùng của trang web của bạn và lập lịch để thực hiện việc này theo định kỳ.
    • Xem lại nội dung để đảm bảo rằng nó phục vụ mục đích và mục đích đó được phác thảo dưới dạng metadata và tags.

    (Còn update tiếp...)

    Lời kết

    Google có những thuật toán vô cùng phức tạp nhằm cải thiện kết quả tìm kiếm, và chúng được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Một số nhân tố ảnh hưởng tới thứ hạng tìm kiếm Google có thể kể đến như lượng từ khóa chính trong các thẻ tiêu đề mô tả, nội dung website, đường link dẫn tự nhiên, khả năng tích hợp trên nhiều thiết bị.

    Các thay đổi nhỏ được thực hiện nội bộ, Google rất ít khi đưa ra những thông báo về các thuật toán họ đang sử dụng. Nắm được những kiến thức cơ bản về thuật toán Google là cần thiết, tuy nhiên đừng quá đặt nặng chúng. Hãy xây dựng website tối ưu, chất lượng, thu hút lượng truy cập tự nhiên, làm hài lòng người dùng là những lời khuyên bổ ích nhất cho mỗi người đang chạy website.


    Bài viết tham khảo từ các nguồn: