Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay nhu cầu tăng vốn, mở rộng thị trường là một trong những nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng hội nhập và cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.

    Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, thì DN cần huy động nguồn vốn từ các bên khác, và việc huy động như vậy, tạo thành nghĩa vụ phải hoàn trả lại nguồn vốn đã huy động. Nợ, hay vốn huy động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà DN phải thực hiện với bên khác để đền bù về tài sản, vật chất đã chiếm hữu và sử dụng vào hoạt động của mình.

    huy động nguồn vốn

    Tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn

    Vai trò của các khoản vốn huy động đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN là vô cùng quan trọng. Việc huy động và sử dụng một cách hiệu quả sẽ có tác dụng tạo đòn bẩy để thúc đẩy sự tăng trưởng về quy mô và phát triển ổn định của DN.

    Tỷ lệ vốn huy động trong cơ cấu vốn của DN cũng là một nội dung mà bất kỳ DN nào cũng cần phải quan tâm và thực hành một cách nhuần nhuyễn, để đảm bảo sự cân đối giữa vốn nợ và vốn chủ có thể vừa thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của DN, nhưng cũng đủ khả năng để chống lại tình trạng mất thanh khoản, mất cân đối tài chính và khủng hoảng kinh tế.

    Vốn huy động có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với thời hạn và chi phí sử dụng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi DN, và gồm hai loại chính như sau:

    Nợ ngắn hạn

    Là khoản tiền mà DN có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn gồm các khoản:

    • Vay ngắn hạn
    • Khoản nợ dài hạn đến hạn trả
    • Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu
    • Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
    • Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động
    • Các khoản chi phí phải trả
    • Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
    • Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

    Nợ dài hạn

    Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm, bao gồm:

    • Vay dài hạn cho đầu tư phát triển
    • Nợ dài hạn phải trả
    • Trái phiếu phát hành
    • Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
    • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

    Quản lý huy động nguồn vốn trên phần mềm Salesoft

    Quản lý huy động nguồn vốn trên phần mềm Salesoft

    Như đã nói ở trên, hoạt động huy động nguồn vốn là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu của Salesoft đã cố gắng để đơn giản hóa thuật ngữ huy động nguồn vốn thành thuật ngữ phổ thông, đơn giản hơn đó là nghiệp vụ đi vay tiền. Nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ hiểu, dễ hình dung, dễ sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt nhất là hoạt động đầu tư tài chính.

    Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các thao tác trên phần mềm Salesoft liên quan đến nghiệp vụ đi vay hay còn gọi là huy động nguồn vốn.

    Tạo mới đơn vị cho vay

    Sau khi đăng nhập thành công phần mềm Salesoft, các bạn làm theo các bước sau:

    Bước 1: Vào thanh menu trên cùng chọn tab Quản lý tài chính chọn module cấp 1 Hoạt động đi vay chọn module cấp 2 Danh mục người cho vay

    Tạo mới đơn vị cho vay

    Bước 2: Tại cửa sổ Người cho vay bấm vào thêm mới để mở cửa sổ nhập dữ liệu mới

    Tại cửa sổ Người cho vay bấm vào thêm mới để mở cửa sổ nhập dữ liệu mới

    Bước 3: Nhập tên các dữ liệu cần khai báo và lưu dữ liệu

    Nhập tên các dữ liệu cần khai báo và lưu dữ liệu

    Nghiệp vụ thu tiền vay

    Nghiệp vụ thu tiền vay

    Bước 1: Tương tự như ở trên chọn module Phiếu thu vay tiền trong tab QL tài chính

    Bước 2: Chọn ngày bạn thu được khoản tiền mà bên ngân hàng cho bạn vay

    Bước 3: Nhập các thông tin mà phần mềm yêu cầu: đơn vị cho vay, khoản mục có sẵn hoặc tạo mới trong cửa sổ Danh mục khoản mục, lý do..

    Bước 4: Nhập số tiền và chọn loại hình thức giải ngân là Tiền mặt hay chuyển khoản

    Bước 5: Chọn STK ngân hàng của bạn được giải ngân (trong cửa sổ danh mục ngân hàng thì bạn có thể chọn ngân hàng có sẵn hoặc tạo mới)

    Bước 6: Nhập lãi suất % theo tháng

    Nghiệp vụ chi trả tiền vay

    https://salesoft.vn/Images/news/2109240451-quan-ly-huy-dong-nguon-von-tren-phan-mem-salesoft-4.jpg

    Bước 1: Tương tự như trên và chọn module 1.3. Phiếu chi tiền vay

    Bước 2: Nhập thông tin yêu cầu: đơn vị cho vay, người nhận tiền, khoản mục, lý do, số tiền thực chi, hình thức thanh toán

    Lưu ý: Cần chọn loại tiền cần trả: 

    • Trả gốc tiền vay
    • Trả lãi vay
    • Các khoản phí khác

    Bước 3: Lưu phiếu

    Ngoài ra trong module Hoạt động đi vay thì có thêm tính năng báo cáo Tổng hợp công nợ tài chính giúp bạn có thể theo dõi các chỉ số trong hoạt động đi vay. Trong một thời khoảng thời gian ví dụ là 1 năm thì bạn có thể theo dõi được số tiền bạn vay của ngân hàng A:

    • Tổng số tiền đi vay
    • Tổng phát sinh tăng
    • Tổng phát sinh giảm
    • Số tiền cuối kỳ còn nợ
    • Tổng tiền lãi trong kỳ phải trả
    • Tổng tiền phí trong kỳ
    • Số tiền đã trả

    báo cáo Tổng hợp công nợ tài chính

    Ngoài ra ở phần dưới của phần mềm có tích hợp tính năng xem in chọn phiếu in giúp bạn cần xuất phiếu bản cứng trong trường hợp cần thiết một cách nhanh nhất.

    Trên đây là các bước thao tác các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động huy động nguồn vốn trên Salesoft. Nếu các bạn vẫn chưa hiểu rõ và cần ví dụ cụ thể có thể theo dõi video:

    Nếu bạn còn phân vân và cần được tư vấn thêm, thì có thể liên hệ ngay với SALESOFT. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn 24/24.

    LIÊN HỆ BÁO GIÁ 0946.645.544

    Mong rằng với tính năng trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn quản lý tài chính minh bạch và hợp lý hơn. Chúc các bạn thành công !