Trong môi trường làm việc ngày càng hiện đại các thành viên trong tổ chức doanh nghiệp luôn mong muốn vận dụng những kiến thức đóng góp của mình cũng như đưa ra những quyết định chung của tập thể, vậy làm sao để thể hiện rõ cấu trúc thứ bậc trong những hoạt động chung của một doanh nghiệp? Phân quyền không chỉ giúp điều khiển tổ chức hoạt động mà còn giúp quản lý nhân viên dưới quyền một cách hiệu quả.
Bất kể bạn mở một công ty quy mô hàng nghìn nhân viên hay một cửa hàng chưa đến chục người, chỉ cần xuất hiện tổ chức mà bạn đóng vai trò quản lý thì phân quyền là kỹ năng quan trọng hàng đầu bạn cần nhớ.
Phân quyền là xu hướng phân tán quyết định trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, là quá trình chuyển giao nhiệm vụ hay quyền hạn cho bộ phận hay cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó. Hiểu đơn giản hơn phân quyền cho nhân viên là việc bạn giao cho nhân viên của mình 1 phần quyền hạn để quyết định và hoàn thành một số công việc nào đó trong bộ phận của doanh nghiệp.
Phân quyền còn là cách giới hạn sự can thiệp của nhân viên vào các hoạt động khác không đúng chuyên môn hoặc hạn chế tối đa sự lạm dụng quyền hạn quá mức trong doanh nghiệp, ví dụ nhân viên kho sẽ không được phép bán hàng, nhân viên bán hàng thì không được phép kiểm kê sổ sách.
Do đó đối với các doanh nghiệp việc nắm được các nguyên tắc của phân quyền là vô cùng cần thiết trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức. Phân quyền giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ được năng lực cũng như khả năng làm việc của các thành viên trong bộ phận, tổ chức, từ đó có thể định hướng được số lượng công việc và loại công việc cần được giao cho nhân viên phù hợp để tiến trình công việc được thực hiện ở mức tối đa nhất.
Trong mô hình này đối với các tổ chức được chia thành 3 cấp theo thứ tự giảm dần từ lãnh đạo, cấp quản lý và cuối cùng là nhân viên thì quyền hành chủ yếu cho cấp lãnh đạo và quản lý trực tiếp nắm giữ. Thông thường ở mô hình phân quyền này cấp lãnh đạo sẽ phân quyền toàn bộ cho cấp quản lý còn nhân viên thì hầu như không có quyền được quyết định các hoạt động mà chỉ thực hiện các công việc được quản lý giao. Chính vì được trao rất nhiều quyền hành nên cấp quản lý ở mô hình này sẽ được hưởng rất nhiều phúc lợi, lương thưởng từ nhà lãnh đạo và luôn dốc hết sức tận tâm trong công việc để tăng thêm độ tin cậy cho cấp lãnh đạo. Còn cấp nhân viên hầu như không được tiếp xúc với Lãnh đạo, không được nghe thông tin hai chiều, hưởng ít bổng lộc, gần như trở thành công cụ cho cấp quản lý thực hiện công việc mà cấp Lãnh đạo giao xuống.
Nếu kiểu phân quyền trên Lãnh đạo chỉ tập trung giao quyền quyết định cho cấp Quản lý thì tại mô hình này người Lãnh đạo có xu hướng ban xuống trực tiếp cho nhân viên có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc. Để thực hiện mô hình này thì các nhà lãnh đạo phải nắm bắt được năng lực của các nhân viên để có thể giao quyền trực tiếp và giúp cho mức độ chất lượng hoàn thành công việc cao hơn cũng như hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình thực hiện công việc.
Đây có thể nói là mô hình khá toàn diện vừa có sự kết hợp của mô hình tập trung và mô hình đơn lẻ. Ở mô hình này thể hiện sự phân quyền ở mọi cấp trong doanh nghiệp, nghĩa là ai trong tổ chức cũng đều được phân quyền và sẽ thực hiện theo thứ bậc. Lãnh đạo có thể điều nhân viên cấp cuối lên làm việc nhưng phải qua sự điều phối của Quản lý trực tiếp. Mô hình này sẽ giúp tổ chức chặt chẽ hơn, mọi người đều có cơ hội để thăng tiến.
Tuy nhiên phân quyền không có nghĩa là rũ bỏ trách nhiệm, cần xác định ngay từ đầu việc bạn phân quyền là để tận dụng nguồn lực và quản lý tổ chức, chứ không phải để chối bỏ trách nhiệm. Dù kết quả công việc của nhân viên có ra sao thì bạn vẫn phải chịu liên đới.
Việc quản lý và phân quyền cho nhân viên đã không còn phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ, vì nay đã có Salesoft. Phần mềm quản lý bán hàng Salesoft giúp nhà quản trị, quản lý phân quyền cho từng nhân viên hiệu quả. Theo đó, nhân viên được phân quyền chỉ có thể làm việc đúng nhiệm vụ mà mình được giao, qua đó có thể tập trung hết sức vào công việc của mình. Từ đó, sẽ yên tâm hơn vì dễ dàng theo dõi những hoạt động bán hàng của nhân viên cũng như quy trách nhiệm cho từng người. Bên cạnh đó, đây cũng chính là cách thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên đơn giản nhất! Tính năng phân quyền trên phần mềm salesoft gồm đầy đủ :
====> CHI TIẾT TẠI: https://www.youtube.com/watch?v=8ya2j5juwig&t=30s
Phân quyền sẽ giúp nhà quản trị giảm áp lực cho mình và chỉ cần tập trung vào các công việc chính, mang tính chất quyết định. Dù là áp dụng cách phân quyền như thế nào đi chăng nữa thì yếu tố quyết định vẫn nằm ở bạn. Vì vậy hãy quan tâm và thấu hiểu cấp dưới của mình hơn, đó mới là cách tốt nhất để thúc đẩy nhân viên của mình. Bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về phân quyền. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn thêm gì vui lòng liên hệ hotline: 094 664 5544 hoặc fanpage: SaleSoft - Tinh hoa quản trị để được tư vấn tận tình nhất!
Bài tiếp theo: Bảo hành - Nghiệp vụ quan trọng với doanh nghiệp
22/08/2021
30/08/2021
19/08/2021
14/10/2022
24/10/2022
22/08/2024
15/08/2024
08/08/2024
06/08/2024
01/08/2024
Khám phá sự khác biệt với phần mềm quản trị doanh nghiệp hàng đầu! Đăng ký ngay để sử dụng phần mềm miễn phí.
Nhanh tay đăng ký để được tư vấn dịch vụ miễn phí và tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn!