CTR rất quan trọng với các tài khoản quảng cáo vì nó ảnh hưởng đến chất lượng. Bởi tỷ lệ click là chỉ số đánh giá trực tiếp xếp hạng website của bạn có tốt hay không. Với chỉ số CTR cao thì trang được đánh giá là web uy tín, có độ thu hút với mọi người.

    Bạn xây dựng một website mới. Bạn chưa hiểu rõ về CTR là gì? CTR như thế nào là tốt và làm sao để tăng CTR một các hiệu quả? Nếu bạn đang tìm hiểu về CTR thì trong bài viết dưới đây VTSOFT sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về chỉ số CTR. Cùng theo dõi nhé!

    CTR là gì?

    ctr là gì

    Click Through Rate (CTR) hay còn được gọi là chỉ số thể hiện tỷ lệ nhấp chuột. Nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo thì Click Through Rate là tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị của quảng cáo.

    CTR là chỉ số quan trọng cho hầu hết mọi chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp để bạn có thể đo lường và đưa ra các hoạt động tối ưu hiệu quả. Số liệu trong CTR thường dùng trong phân tích email, các trang Website và các trang tìm kiếm (Google, Yahoo,…).

    CTR cao có nghĩa người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. Nếu quảng cáo của bạn có CTR tốt, Google, Facebook,… sẽ chấm điểm chất lượng cao và ưu tiên hiển thị quảng cáo của bạn hơn so với những mẫu quảng cáo khác.

    Công thức tính CTR

    ctr là gì

    CTR : số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị: nhấp chuột ÷ lần hiển thị = CTR.

    Ví dụ: nếu bạn đã có 10 lần nhấp chuột và 1000 lần hiển thị thì CTR của bạn sẽ là 1%.

    Mỗi mẫu quảng cáo và từ khóa có tỉ lệ CTR của riêng chúng mà bạn có thể thấy được liệt kê trong tài khoản của nhà quảng cáo.

    CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa (một thành phần của thang điểm 1-10 của điểm chất lượng), ảnh hưởng đến chi phí và vị trí chiến dịch quảng cáo của bạn. Lưu ý rằng CTR tốt có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào.

    Tại sao CTR lại quan trọng đến như vậy?

    ctr là gì

    Hiểu một cách đơn giản, CTR là một chỉ số rất quan trọng cho thấy sự thành công hay thất bại của chiến lược Marketing. Khi bạn tính được có bao nhiêu người thực sự click vào quảng cáo của bạn khi xem. Tỷ lệ ấy cho bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu cũng như chất lượng của quảng cáo, hình ảnh, vị trí và từ khóa của bạn đang phát triển như thế nào.

    Để tìm hiểu xem bạn có đang làm tốt các công việc tìm kiếm có trả tiền và quảng cáo hiển thị hình ảnh, với SEO hay với các chiến dịch tiếp thị qua email hay không, hãy thử so sánh CTR với mức trung bình trong ngành của bạn.

    Một số điều cần biết về chỉ số CTR

    CTR là chỉ số chính

    Nói chung, CTR cao được chứng minh là có sự tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này có thể liên quan đến thực tế là nếu mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn, tức là chúng có CTA tốt, hoặc lời đề nghị của bạn thật sự hấp dẫn. Ngoài ra, nếu có nhiều người nhấp vào thì tỷ lệ tương tác cao hơn, điểm chất lượng được cải thiện, giá mỗi nhấp chuột thấp hơn và tỷ lệ hiển thị cũng sẽ tăng. CTR tốt dẫn tới một loạt chuỗi kết quả tích cực cho doanh nghiệp.

    CTR

    Kết hợp cùng các KPI khác

    Hãy nhớ rằng, CTR là thước đo số lượng người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Nó sẽ không thể trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích của bạn, chẳng hạn như số người đã hoàn thành biểu mẫu, liên hệ với Sales bên bạn. CTR có thể cho bạn biết mức độ hấp dẫn trong quảng cáo của bạn là do bao nhiêu lần nhấp chuột tạo ra – nhưng nếu bạn đang nhắm vào mục tiêu chuyển đổi, chứ không chỉ người xem, thì CTR sẽ không cho bạn biết được nhiều điều đâu.

    Ví dụ: nếu một quảng cáo có CTR rất cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, đó có thể là dấu hiệu về đối tượng mà bạn đang tiếp cận quá rộng hoặc có lẽ thông điệp quảng cáo không được phù hợp với trang đích. Hãy sử dụng CTR của bạn cùng với các số liệu khác để cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động marketing này.

    CTR ảnh hưởng đến SEO của bạn

    CTR

    Thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm một phần dựa vào mức độ phổ biến trang web của bạn và theo page view (lượt xem trang). Số lần nhấp chuột mà trang của bạn nhận được – hay nói cách khác, CTR của bạn càng cao – thì công cụ tìm kiếm càng có giá trị. Do đó, trang của bạn sẽ tự nhiên xếp hạng cao hơn. Tóm lại, CTR cao hơn tương đương với SEO tốt hơn.

    Công cụ tìm kiếm nghiên cứu mức độ tương tác và xác định trang nào phù hợp nhất với các truy vấn tìm kiếm của người dùng. Vì vậy, hãy làm cho trang web của bạn trở thành “nơi mà ai cũng muốn tới” và cải thiện CTR của bạn để tăng cường SEO nhé.

    Nội dung quảng cáo tốt hơn có thể đẩy mạnh việc tăng CTR

    Trừ khi số click là vô tình, mọi người click vào quảng cáo của bạn vì họ thấy quảng cáo hấp dẫn hoặc thú vị. Quảng cáo CTR tốt là quảng cáo thành công trong việc ‘nói chuyện’ với đối tượng mục tiêu. Ngược lại, nếu quảng cáo của bạn có mức CTR thấp, bạn có thể cải thiện nó bằng cách thay đổi nội dung mà bạn muốn quảng cáo, tin nhắn hoặc thiết kế để cho quảng cáo hấp dẫn hơn trong mắt khán giả.

    CTR

    Hãy xem các quảng cáo có hiệu suất cao hơn để so sánh. Bạn sử dụng từ hoặc cụm từ nào? Lời gọi hành động như thế nào? Điều gì là nổi bật trong thiết kế? Cố gắng sử dụng những thứ làm cho quảng cáo của bạn hoạt động tốt, để có thể nhận được kết quả tốt hơn nữa từ khách hàng.

    Số lượng từ khóa

    Bạn cũng phải chú ý đến các từ khóa của mình. Và chìa khóa thành công ở đây là phải cụ thể. Ví dụ – giả sử bạn là một thợ làm bánh và mục tiêu là những người đang tìm kiếm các món ăn cupcake cho các sự kiện. Từ khóa ‘cupcake’ rất rộng, nhưng nếu bạn thu hẹp từ khóa của mình thành ‘cung cấp bánh cupcake số lượng lớn’, bạn sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

    Bằng cách chọn một từ khóa tập trung, bạn có thể hy sinh số lần hiển thị (impressions) và nhấp chuột (click), nhưng bạn có thể sẽ có CTR cao hơn. Điều này là do quảng cáo của bạn đang thu hút lưu lượng truy cập chất lượng hơn. 

    Thử nghiệm là cách tốt nhất để thành công

    Như các chuyên gia PPC đã cho biết, PPC (Pay-per-click) cần đòi hỏi thử nghiệm xem yếu tố nào thực sự hoạt động và yếu tố nào không. Điều quan trọng là sử dụng thử nghiệm A / B trên quảng cáo của bạn để tìm cách tăng CTR. Đôi khi đó có thể là một cái gì đó rất nhỏ như dấu câu, sử dụng số thay vì từ, hoặc cách cách kêu gọi hành động của bạn. Hoặc có lẽ bạn cần một hình ảnh mang tính cảm xúc hơn. Các tiểu tiết cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tự việc người dùng có muốn nhấp chuột hay không.

    Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

    Mỗi chiến dịch và mỗi keyword khác nhau đều có những chỉ số CTR khác nhau. CTR phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt trong đó là vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt.

    CTR

    Thông thường, đối với tìm kiếm trả tiền của AdWords, CTR 2% trở lên được coi là tốt. Tuy nhiên, đối với quảng cáo Facebook (CTR trong facebook ads), CTR tốt được đặt ra là 0,9%. Và sự khác nhau cũng phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng bạn đang phục vụ là cao cấp hay phổ thông. Chính vì vậy, bạn cần phải theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để biết về đối thủ của mình hiện ở mức nào và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo tiếp theo.

    Phương pháp tăng CTR hiệu quả một cách tự nhiên

    Xác định nội dung bài viết nào có CTR thấp nhất

    Tải xuống dữ liệu phân tích từ Google Search Console ( Số lần nhấp chuột, Số lần hiển thị, CTR, Vị trí ). Hãy tập trung vào từ khóa, trang có tỷ lệ CTR dưới 20% và bỏ qua những từ khóa, trang có tỷ lệ nhấp trên 20%.

    CTR

    Tránh đặt tiêu đề tập trung vào từ khóa

    Tiêu đề tối ưu nhất có thể là gì? SEO truyền thống là đưa từ khóa chính vào phần đầu, thêm 1 từ khóa phụ, và thêm tên thương hiệu ở cuối. Những loại tiêu đề đó sẽ không mang lại CTR cao mà chỉ luôn mang lại những kết quả trung bình một cách tốt nhất thôi.

    Đã đến lúc phá bỏ những cái cũ, những tiêu đề nặng keyword. Tương lai của Google là máy học, chúng sẽ nâng hạng kết quả hiển thị có CTR cao.

    Kích thích cảm xúc

    Cảm xúc khiến mọi người click điên cuồng. Vì thế nếu bạn muốn tăng CTR 1 cách nhanh chóng, hãy sử dụng bẫy cảm xúc. Tham khảo những bức ảnh trong Infographic để có ý tưởng về loại cảm xúc mà bạn có gắng khơi gợi.

    CTR

    Ví dụ, 1 tiêu đề tập trung vào SEO sẽ có dạng như: “Ung thư vú giai đoạn cuối: 10 điều bạn cần biết”

    Nhưng hãy xem điều gì xảy ra nếu chúng ta viết lại nó kèm cảm xúc như thế này: “Chẩn đoán ung thư vú muộn, tỉ lệ sống chỉ còn 22% – Kiểm tra ngay hôm nay”. Tiêu đề càng cảm xúc thì sẽ càng thu hút được sự quan tâm, nghĩa là chỉ số CTR có thể tăng.

    Sử dụng URL thân thiện với người dùng

    Những URL mô tả bao gồm những từ có liên quan đến nội dung của chủ đề sẽ nhận được nhiều hơn 25% lượt click so với những URL chung chung, nghiên cứu của Microsoft.

    CTR

    Hệ thống quản trị website của bạn có thể tạo ra những URL chung chung như: www.example.com/category=sitespeed/id=4242?

    Một URl mô tả thân thiện sẽ như này: www.example.com/improve-site-speed

    Sử dụng con số ở tiêu đề

    • Những bài báo có số.
    • 18 bức ảnh vô nghĩa đối với những gia đình không có chị em gái
    • 10 điều bạn học được khi được nuôi nấng bởi một người mẹ tuyệt vời
    • 5 lí do khiến bạn click vào tiêu đề này.

    Bạn biết chúng. Bạn thích chúng và bạn click vào chúng. Điều đó có nghĩa là bạn nên sử dụng chúng. Như mô tả ở Infographic, nghiên cứu của chuyên gia chỉ ra rằng những con số ở tiêu đề làm tăng 36% CTR.

    Tối ưu hoá tốc độ load trang

    Lượt click sẽ không được tính nếu như người dùng không thể đợi trang load xong. Tốc độ website là yếu tố thiết yếu để tăng lượt click và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Tốc độ tải trang tương quan với vị trí trên trang kết quả của Google. Khi người dùng phải load trang quá lâu sẽ dễ dẫn đến việc từ bỏ. Do đó, cải thiện tốc độ website là ưu tiên hàng đầu để duy trì CTR. Nó cũng rất quan trọng đối với SEO.

    CTR

    Thêm những từ ngữ nhấn mạnh vào phần mô tả của bạn.

    "Secret - Huge - Instant" - Đó là một vài từ và cụm từ nhấn mạnh nắm bắt được sự quan tâm của người dùng và khiến họ click vào. Đó là lí do khiến bạn thấy cụm từ như “1 mẹo cực dị” hay “Bí mật ăn kiêng cực shock được tiết lộ” trong tiêu đề quảng cáo dùng chung cho rất nhiều sản phẩm khác nhau.

    Thử nhiều tiêu đề khác nhau

    CTR

    Bạn nên dành nhiều thời gian để viết tiêu đề hơn là để viết nội dung cho nó. Theo 1 chỉ số được lặp lại nhiều năm thì trung bình 80% người dùng không bận tâm đến tiêu đề của bạn (dù tôi cá là con số đó hiện tại còn cao hơn).

    Khi tôi nói khác biệt, nghĩa là phải thực sự khác biệt – không chỉ là thêm dấu chấm câu hay là viết hoa. Thay đổi cảm xúc. Thay đổi góc nhìn cá nhân. Khiến cho người xem thật sự chú ý ngày trong lần đầu nhìn thấy. Thay đổi CTR của bạn tốt hơn!

    Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều muốn nhận được tỷ lệ CTR cao, nhưng nếu tỷ lệ CTR cao khi chọn từ khóa không phù hợp với doanh nghiệp, không tăng được nhận diện thương hiệu và không thu về doanh số thì sẽ làm doanh nghiệp thiệt hại rất lớn. Bởi doanh nghiệp sẽ phải chi trả một mức phí rất lớn cho số lượng click chuột khủng và những lần click chuột chỉ diễn ra đối với các từ khóa phải trả phí cao nên không mang lại lợi nhuận như mong muốn ngay cả khi chúng chuyển đổi, cả các điều khoản khác khiến bạn phải tốn nhiều chi phí.

    Do đó bạn cần phải nghiên cứu và cân nhắc kỹ khi chọn từ khóa sao cho phù hợp nhất để đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp đồng thời không bị lãng phí ngân sách một cách vô bổ.

    Trên đây là những chia sẻ của VTSOFT về chỉ số CTR là gì và những điều cần biết về CTR. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tăng chỉ số CTR, giúp cho chiến dịch marketing của bạn hiệu quả hơn.