Tháng 6/2021 vừa qua, Google đã đặt tên cho 3 chỉ số trải nghiêm người dùng dưới đây thành các yếu tố xếp hạng tìm kiếm mới tên là “Core Web Vitals”. Các chỉ số này được thiết kế để đo lường tốc độ tải trang (loading speed), khả năng tương tác (interactivity) và tính ổn định về mặt hiển thị của website (visual stability).

    Thông báo chính thức từ Google

    Như vậy cùng với khả năng thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendliness), độ an toàn khi lướt web (safe browsing), tính bảo mật (security) và không có các quảng cáo pop-up (lack of pop-ups), những tín hiệu mới này sẽ được sử dụng để đánh giá trải nghiệm tổng thể trên trang (overall page experience) và để đưa ra quyết định cuối cùng xem một trang có “xứng đáng” được xếp hạng cao hay không.

    Core Web Vitals là gì ?

    Đối với những anh em làm SEO và thường xuyên cần kiểm tra các chỉ số website trên Google Search Console, trong thời gian gần đây chắc hẳn đã nhận ra một sự thay đổi khá "lạ" của Google. 

    Đó là mục Báo cáo tốc độ (Speed Report) trong trang Google Search Console đã biến mất, thay vào đó là một mục có tên gọi Core Web Vitals report (Chỉ số thiết yếu về trang web). 

    Định nghĩa Core Web Vitals

    Vậy Core Web Vitals là gì và vì sao nó lại được lựa chọn để trở thành yếu tố xếp hạng của Google trong tương lai? 

    Theo MOZ định nghĩa thì:

    Core Web Vitals là một tập hợp các chỉ số được chuẩn hóa từ Google giúp các nhà phát triển hiểu được cách người dùng trải nghiệm một trang web

    Core Web Vitals là những chỉ số được đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO. Mỗi chỉ số đại diện cho một khía cạnh về trải nghiệm người dùng, tương ứng với các yếu tố xếp hạng sau:

    • Loading: Tốc độ tải trang
    • Interactivity: Khả năng tương tác
    • Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị

    Với mỗi khía cạnh trên đều có những thông số để đo lường tương ứng mà chúng ta sẽ xem xét ngay sau đây, đó chính là

    LCP (Largest Contentful Paint): đo lường Thời gian tải hoàn tất nội dung chính được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong. Chỉ số LCP lý tưởng phải đạt 2,5 giây hoặc nhanh hơn.

    FID (First Input Delay): Thời gian người dùng phản hồi tương tác đầu tiên trên website. Chỉ số FID cần tối ưu để đạt dưới 100 mili giây.

    CLS (Cumulate Layout Shift): Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy. Hay có thể hiểu đây là chỉ số đo khối lượng layout hình ảnh bị dịch chuyển đột ngột trên website. Chỉ số CLS tốt nhất mà mỗi website cần đạt được để có trải nghiệm tốt nhất là dưới 0,1.

    Tổng quan Core Web Vitals

    Theo các Google, những tín hiệu đo lường này giúp cải thiện trải nghiệm cũng như tính tương tác của người dùng trên website ngày càng tốt hơn.

    Và theo đó, mọi sự thay đổi của Core Web Vitals sẽ liên quan đến việc đáp ứng tốt nhất mong muốn của người dùng về trải nghiệm trên website.

    Core Web Vitals quan trọng như thế nào với SEO

    Sau khi trải qua hơn 2 thập kỷ liên tục giáo dục, định hướng các webmaster cung cấp nội dung chất lượng thì đến năm 2021 này, Google giờ đây không chỉ muốn các website có nội dung chuyên gia mà trải nghiệm của website đó phải thật tốt.

    Google thông báo rằng tín hiệu về trải nghiệm trên trang sẽ trở thành yếu tố quyết định, trong trường hợp các website có đánh giá tương đương nhau về chất lượng nội dung (content).

    Chính vì vậy, bên cạnh việc sản xuất nội dung hữu ích đúng intent khách hàng, các SEOer cần tập trung nguồn lực để tối ưu về trải nghiệm (Page Expericence & Core Web Vitals) và độ uy tín Page Authority) của trang trước khi chúng được áp dụng và trở thành các yếu tố xếp hạng trọng điểm.

    Core Web Vitals và thuật toán Page Experience

    Core Web Vitals và thuật toán Page Experience

    Trong lần update mới nhất vào cuối tháng 05/2020 vừa qua, Google đã công bố Page Expericence sẽ trở thành một yếu tố xếp hạng mới và sẽ được áp dụng chính thức trong năm 2021. 

    Bên cạnh đó, Google cũng cho biết rằng thuật toán Page Expericence mới này sẽ là một yếu tố xếp hạng cho mục Top Stories (Câu chuyện hàng đầu) trên các thiết bị di động và sự ưu tiên về AMP sẽ không còn nữa. 

    Và gần nhất với sự xuất hiện của chỉ số Core Web Vitals, thuật toán Page Expericence sẽ bao gồm các chỉ số về Core Web Vitals (mới) cùng với các tín hiệu trải nghiệm người dùng đã được áp dụng trước đó. Cụ thể hơn với 5 tín hiệu đo lường sau:

    • Core web vitals: LCP, FID, CLP
    • Mobile friendly: Thân thiện với các thiết bị di động
    • Safe browsing: Lướt website an toàn
    • HTTPS: Bảo mật https
    • Mobile popup algorithm/No intrusive interstitials: Quy tắc quảng cáo đan xen (sự xuất hiện của popup,...)

    Thêm một thông tin quan trọng đến từ ông lớn Google, đó là họ có thể sẽ gắn thêm nhãn chỉ số thể hiện chất lượng Page Expericence của các website trên kết quả tìm kiếm vào năm 2021.

    Dẫu vậy, thực tế có khá nhiều website không đủ tiêu chuẩn để được gắn nhãn này. Bởi theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ có khoảng dưới 15% trang web đủ tiêu chuẩn để vượt qua bài test về chỉ số Core Web Vitals của Google. 

    Các công cụ hỗ trợ đo lường chỉ số Core Web Vitals 

    Bạn có thể xem báo cáo chỉ số về Core Web Vital cho website của mình tại link https://web.dev/ hoặc bằng một trong 6 công cụ này: PageSpeed Insights, Chrome DevTools, Lighthouse, Google Search Console, Chrome UX Report hoặc Web Vitals Extension.

    Google Page Speed Insight

    Đo lường chỉ số Core Web Vitals Google Page Speed Insight

    Đây là công cụ phổ biến nhất và gần gũi nhất đối với cả các nhà quản lý lẫn người thực thi để kiểm tra chỉ số Core Web Vitals trên 1 page.

    Công cụ này chạy test trên cả môi trường thử nghiệm lẫn trong môi trường thực tế để đưa cho bạn các phân tích đánh giá trên cả mobile và desktop.

    Không chỉ dừng lại ở đo chỉ số, trang này sẽ đưa ra những phân tích cụ thể, cùng đường hướng chi tiết để bạn có thể cải thiện.

    Google Search Console

    Đo lường chỉ số Core Web Vitals bằng Google Search Console

    Ngoài công cụ trên, bạn có thể trực tiếp sử dụng Google Search Console để biết các vấn đề cụ thể của một số URL

    Các bước cụ thể để check chỉ số Core Web Vitals trong Google Search Console như sau:

    Bước 1: Truy cập vào Google Search Console

    Bước 2: Click vào “Chỉ số thiết yếu về Trang web” trong cột “Tính năng nâng cao”

    Bước 3: Nhấn vào “Báo Cáo” trên mục “Máy tính” hoặc “Thiết bị di động”

    Bước 4: Check từng loại vấn đề để biết được một số URL đang gặp vấn đề

    Sử dụng Add on Web Vitat (Chrome Extension)

    Bạn có thể thuận tiện check các chỉ số này trên từng trang với công cụ trên. Tiện lợi cho anh em dev đang trực tiếp xử lý các vấn đề này mà muốn check nhanh kết quả.

    Kết luận

    Như vậy, có sự thay đổi về thuật toán cũng như những thông báo mới nhất của Google về các yếu tố xếp hạng sẽ được tập trung trong năm 2021: Core Web Vitals & Page Experience. Đây là tín hiệu cho một cuộc chạy đua đường dài dành cho các webmaster, cần tối ưu hơn về trải nghiệm người dùng trên trang bên cạnh việc sản xuất các nội dung hữu ích. Đồng thời, thiết kế website cũng có sự thay đổi khá lớn để đáp ứng các tín hiệu xếp hạng mới này của Google.